Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông
Nhà thờ Làng Sông

Nhà thờ Làng Sông Yêu cầu

Nhà thờ Làng Sông hay tiểu chủng viện Làng Sông tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xa Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 15km.

Xếp hạng đánh giá

Giới thiệu

Nhà thờ Làng Sông là cái tên thân quen của nhân dân trong vùng đặt cho Tiểu Chủng Viện Làng Sông. Nhà thờ được đặt tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, gọi là nhà thờ cũng không hẳn là chính xác, đây là tu viện dành cho tiểu chủng đến tầm đạo và tu dưỡng.

Được xây dựng vào năm 1864 theo lối kiến trúc cổ Gothic, với đặc trưng rõ nét nhất là những mái vòm cong nhọn, chứ không phải mái vòm cong tròn hay bán nguyệt như những công trình theo lối kiến trúc Á Đông hay kiến trúc Roman cổ.

Ngược dòng thời gian từ thuở xa xưa, khi những nhà truyền đạo phương Tây theo các thương nhân du nhập vào Việt Nam, từ đầm Thị Nại ngược lên sông Côn cho đến thượng nguồn con sông tại mảnh đất Quy Nhơn rồi xây dựng nên nhà thờ tại một vị trí có địa thế đẹp, cao ráo nhất vùng. Nhà thờ Lòng Sông được đặt giữa một gò đất cao, xung quanh 4 bề được đào những hào nước trong mát. Trong khuôn viên nhà thờ luôn luôn rợp bóng những cây sao xanh có tuổi đời hàng trăm năm.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là khuôn viên nhà thờ rộng chừng 2.000m2 với hàng cây sao hơn 200 năm tuổi. Dưới những tán cổ thụ, từng bầy chim ríu ran chuyền cành đón chào ngày mới. Vì vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa cổ kính giữa thiên nhiên hữu tình, nhiều cặp đôi đã chọn nơi này làm địa điểm chụp hình cưới. Chỉ riêng tường rào bao bọc xung quanh nhà thờ thôi đã khơi gợi cho các tay máy, nhiếp ảnh gia rất nhiều cảm xúc. Nhiều du khách đến Bình Định, cũng đã tìm đến nhà thờ Làng Sông, coi đó là một địa chỉ không thể bỏ qua.

Nhà thờ Làng Sông giữa hàng sao hàng trăm năm tuổi. Tại Làng Sông, không chỉ có Tiểu chủng Viện mà nơi này còn có cả một cộng đồng giáo phủ của bộ phận giáo họ Đàng Trong. Trong đó, cực kì nổi bật là nhà in Làng Sông- nơi in ra những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, do đức cha Eugene Chartbonnier Trí chủ trì khởi công, sau này, được cha Paul Maheu tiếp quản.

Cha Paul Maheu đã được đi khắp mọi nơi, là người đã tiếp thu công nghệ in ấn hiện đại từ Hồng Công, khi đó là một thuộc địa của Anh. Sau đó, cha đã đến Việt Nam, mang những hiểu biết của mình phục vụ cho sự nghiệp truyền đạo cũng như điều hành nhà máy in. Tuy nhiên, vì nhiều biến cố lịch sử, nhà máy in được di dời về Quy Nhơn, ngày nay đến với Làng Sông, du khách chỉ có thể thấy được chút dấu ấn và tài liệu được lưu lại từ nhà máy.

Cho dù đã trải qua được hơn trăm năm tuổi đời, du khách không hề thấy những dấu ấn của thời gian in đậm lên nét cổ kính, uy nghiêm của toà thánh. Trên phương diện tổng quan, tổ hợp kiến trúc cổ này vẫn giữ gần như nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, hơn nữa lại được sự chăm sóc nên rất gọn gàng, sạch sẽ mà hiếm có di tích cổ nào sánh được.

Ngày nay, nhà thờ không còn hoạt động đúng như ban đầu nữa, hầu hết chỉ dành làm địa điểm cho khách thăm quan gần xa tới vãn cảnh và hành lễ, hoặc những ngày lễ, tết công giáo, nhân dân trong vùng tới cầu nguyện.

Hình ảnh

Gọi ngay cho chúng tôi!