Chùa Thiên Hưng
Chùa Thiên Hưng
Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng Yêu cầu

Thiên Hưng Tự được xây dựng trên địa bàn thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; hướng chính điện nhìn ra cánh đồng lúa, xung quanh có hào nước bao bọc; là một trong những ngôi chùa đặc biệt và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Định.

Xếp hạng đánh giá

Giới thiệu

Toạ lạc trên địa thế rất đẹp và độc đáo, tựa sơn, vọng hải, có suối chảy qua, lại đón gió biển Đông thổi vào, Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh Linh Phong rộng 64 ha, nằm tại sườn phía Nam của núi Bà, thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, Phù Cát; phía Đông Nam giáp: tỉnh lộ ĐT 639; phía Tây Nam giáp khu vực chùa Linh Phong và suối; phía Tây Bắc giáp đỉnh 148 núi Bà; phía Đông Bắc giáp khu di tích cách mạng núi Bà.

Với tổng giá trị đầu tư 500 tỉ đồng, qui mô của dự án bao gồm đầu tư xây dựng các khu chức năng chính như: khu tượng Phật; khu công viên trên núi; khu công viên Thạch Lâm; khu nghỉ dưỡng kết nối, phát huy giá trị khu di tích chùa Linh Phong hiện hữu.

Trong đó, công trình điểm nhấn của dự án là khu tượng Phật trên diện tích hơn 5 ha, tượng Đức Thế Tôn Thích Ca Mầu Ni Phật cao 54m – 2 tầng, đế cao 15 m, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép, phần bề mặt thực hiện mô phỏng vân đá xanh. Đặc biệt, phần mỹ thuật của Đại tượng Phật được sáng tạo trên cơ sở sự kết hợp tinh tế giữa nguyên mẫu Phật Thích Ca Mâu Ni tôn kính và những nét sắc thái của văn hoá dân tộc Việt Nam, tạo nên vẻ uy nghi nhưng vô cùng gần gũi của đức ngài đối với chúng sinh đất Việt. Đây sẽ là pho tượng Phật cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tượng Đức Phật ngự ở lưng chừng núi, trên độ cao hơn 120 m so với mực nước biển, trong tư thế mắt nhìn ra biển theo hướng Đông Nam, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể 66 ngọn núi ở khu di tích Núi Bà.

Dưới chân tượng Phật là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán – nơi để phật tử và du khách đến hành lễ, chiêm ngưỡng…Ngoài ra, hạng mục này còn có các công trình phụ trợ bao gồm: đường lên; cổng tam quan; hồ nước nhân tạo; quảng trường Pháp luân, tứ trụ và đường hành lễ; khu tượng đài; khu cây xanh cảnh quan dọc trục đường hành lễ…

Với tổng diện tích hơn 30.000 m2, khu vực Quảng trường Pháp Luân gồm các hạng mục như: cổng tam quan, cổng phụ, quảng trường, khu hành chính, khu dịch vụ bưu điện được thiết kế phỏng theo các triết lý của Phật Pháp tạo cho du khách, phật tử cảm giác bình an, thanh thản và tôn kính khi đặt chân vào đất Phật; được thiết kế làm nơi thực hiện các đại lễ, tiểu lễ trong năm của Giáo hội Phật Giáo.

Đường hành lễ được bắt đầu từ Tứ trụ Diệu Đế được tạc bằng đá khối (Tứ Diệu đế tượng trưng cho chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo). Với chiều dài hơn 300m, độ dốc nhẹ (30 độ), đường hành lễ được thiết kế là các bậc thang bằng đá phiến, hai bên trồng cây xanh, nối Quảng trường Pháp Luân lên đến hành lang La hán dưới chân đại tượng Phật. Đây sẽ là con đường để phật tử, du khách tản bộ lên chiêm bái tượng Phật, nghe thuyết pháp Phật giáo đồng thời cũng là một con đường thuận lợi để thăm Linh Phong Cổ Tự, Hang Tổ.

Với tầm vóc và quy mô như thế, cộng với lối kiến trúc, tạo hình Phật giáo trang nghiêm, hiền hoà, tĩnh tại mang đậm tinh thần và hồn dân tộc Việt, Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh Linh Phong sẽ thể hiện được tâm nguyện, sức mạnh và trí tuệ của thế kỷ 21, đồng thời sẽ bồi đắp thêm bản sắc và bản lĩnh văn hoá của dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới. Tin rằng Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh Linh Phong sau khi hoàn thành sẽ là một “điểm nhấn” quan trọng về du lịch biển, văn hóa, lịch sử và tâm linh, thu hút nhiều du khách đến tham quan, học tập nghiên cứu Phật pháp, góp phần phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bình Định.    

Hình ảnh

Gọi ngay cho chúng tôi!